Những câu hỏi liên quan
泉国堂
Xem chi tiết
Trần hữu lượng
Xem chi tiết
Huỳnh Thùy Dương
3 tháng 1 2022 lúc 10:12

TK :

Tản Đà – thi sĩ khởi đầu cho nền thơ ca lãng mạn, với một cá tính mới và đầy thi vị mang đến cho thơ ca hơi thở mới của thời đại.. Bài thơ Muốn làm thằng Cuội đã bộc lộ rõ tâm trạng chán chường thực tại, khát vọng muốn thoát li thực tại, lên cung trăng cùng bầu bạn với chị Hằng. Đặc biệt, chất sầu và mộng, ngông và đa tình của nhà thơ được thể hiện rất rõ trong bài thơ trên.

 

Ngông có thể hiểu là một tính cách, là những hành động gây nên sự chú ý của số đông, những hành động ngông thường mang tính chất ngang tàng, phóng túng, đùa cợt. Ngông cũng là một cách sống, cách sống ấy vượt ra ngoài khuôn khổ của xã hội đương thời, trở thành một thách thức với xã hội đó. Bài thơ Muốn làm thằng Cuội tiêu biểu cho cá tính khác biệt của Tản Đà trong thi đàn văn chương lúc đó,

Trước hết, chất “ngông” trong bài thơ thể hiện ở nỗi buồn chán thực tại và muốn thoát li vào cõi mộng. Mở đầu bài thơ là một lời than thở, một nỗi sầu da diết nhưng cũng là một tâm sự rất chân thành:

Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi!

Trần thế em nay chán nửa rồi.

Trong đêm thu với ánh trăng sáng rọi, tỏa ánh sáng chan hòa khắp nhân gian. Và lòng thi sĩ như muốn thổ lộ những tâm tư, tình cảm chẳng biết nói cùng ai. Tác giả sử dụng cách gọi “chị - em” với chị Hằng trên cung trăng, thể hiện sự thân thiết, gần gũi để có thể giãi bày, chia sẻ. Nỗi buồn ấy được tác giả thể hiện rất cụ thể “buồn lắm – trần thế - chán nửa rồi”. Câu thơ man mác sự buồn và chán. Tìm hiểu về thời thế thực tại mà tác giả đang sống, chúng ta thấu hiểu hơn tâm trạng của nhà thơ. Nước ta những năm đầu thế kỉ XX sống trong xã hội thực dân nửa phong kiến ngột ngạt, thối nát, nhân dân ta chìm đắm trong cảnh lầm than khổ cực. Là một thi sĩ đa sầu, đa cảm, đứng trước thực tại nhưng chẳng thể đổi thay điều gì, vì thế mà tâm trạng thi nhân như bế tắc trước thực tại và chán nản, bất mãn với thời cuộc. Bởi vậy tác giả đành gửi gắm ước mơ lên cõi mộng:

 

Cung quế đã ai ngồi đó chửa

Cành đa xin chị nhắc lên chơi

Nỗi buồn của nhà thơ bắt nguồn từ đó và vì thế người muốn tìm lối thoát, muốn sống ở một thế giới khác – thế giới của thần tiên và mơ mộng. Lời đề nghị của thi nhân đưa ra thật dịu dàng, duyên dáng và hóm hỉnh. Câu thơ đưa ra để hỏi nhưng cũng là lời đề nghị, lời cầu xin được đưa vào cõi mộng. Lời đề nghị ấy là một ước muốn ngông cuồng, ngạo nghễ bởi thế giới thần tiên chỉ là cõi mộng xa xôi. Ông muốn được lên cung trăng để nhìn xuống thế gian, muốn đứng hơn người để mà trông, mà ngắm, mà suy xét việc đời. Bởi ở nơi ấy, nhà thơ không phải chứng kiễn những nỗi buồn nhân thế, nỗi đau của người con mất nước.

 

Khát vọng lên cung trăng với chị Hằng, thể hiện cuộc sống tốt đẹp, được tự do làm bạn với gió, với mây:

Có bầu có bạn can chi tủi

Cùng gió, cùng mây thế mới vui

Câu thơ diễn tả niềm vui thích, suong sướng của thi nhân khi nghĩ về cõi mộng. Nơi ấy có bầu bạn, có cuộc sống ngao du chứ không phải là một thực tại đầy bức bối và kìm hãm con người. Tác giả sử dụng điệp từ “có”, “cùng” và cách ngắt nhịp 2/2/3 tạo nên giọng thơ vui tươi, rộn ràng. Thi sĩ lên cung quế có bạn, có bè quên đi nỗi ngán ngẩm, chán nản và giải toả được nồi buồn – ông đã vui, đã cười – ông cười tất cả những giành giật, nhố nhăng nơi trần thế, cười sung sướng khi thấy cõi trần không ai được như ông, được hưởng cuộc sông thần tiên thoát tục.

Ước muốn làm thằng Cuội được thể hiện rõ ràng hơn trong hai câu thơ cuối:

Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám .

Tựa nhau trông xuống thế gian cười .

Chất “ngông” ấy của Tản Đà được thể hiện trong mạch cảm xúc của bài thơ. Từ tâm trạng buồn tủi, chán nản với thực tại ở cõi thực, tác giả gửi gắm mong ước được sống trong cõi mộng. Để từ đó được vui, được cười, được sánh đôi cùng chị Hằng cưỡi trăng lượn gió. Và ước muốn xa hơn là được tựa vai bên chị Hằng để cùng nhìn xuống thế gian. Chữ “cười” được đặt cuối bài thơ như thể hiện rõ nhất ước muốn của nhà thơ. Cười ở đây chứng tỏ cái hả hê thỏa mãn khi trong ước vọng được thoát tục, rồi bỏ được trần ai mà lên tiên. Cười còn là thái độ mỉa mai, khinh khi cái cuộc đời đang đầy những sầu khổ, cô đơn dưới kia.

Bài thơ sử dụng thể thơ thất ngôn bát cú đường luật cổ điển nhưng vẫn để lai dấu ấn của tác giả với cách sử dụng ngôn ngữ gần gũi, giản dị và thể hiện rõ tâm trạng cá nhân. Tản Đà muốn sống thoải mái hơn bởi thời đại đang chuyển động, khẳng định cái tôi cá nhân một cách mạnh mẽ. Những mong muốn và cá tính riêng được trân trọng. Bài thơ đã thể hiện rõ phong cách thơ của thi nhân, muốn xa rời cõi tục và mơ mộng gửi hồn vào cõi mơ, để được cười và thoát khỏi những khổ đau trong cõi nhân gian nhỏ bé. Qua đó, cũng thể hiện ước muốn của tác giả về một cuộc sống tốt đẹp hơn nơi trần thế.

Bài thơ đã khiến chúng ta hiểu hơn về Tản Đà, nhà thơ của những vần thơ đậm chất ngông. Có lẽ đó là cách mà thi nhân ứng xử với thời cuộc hiện tại. Nó còn gắn liền với cá tính phóng túng của nhà thơ. Bài thơ Muốn làm thằng Cuội đã bộc lộ tâm sự của tác giả, thể hiện nỗi buồn nhân thế do bất hòa sâu sắc với thực tại tầm thường, xấu xa và khát vọng muốn thoát li bằng mộng tưởng lên cung trăng để bầu bạn với chị Hằng.
Bình luận (1)
Nakano Miku
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Thiện Nhân
18 tháng 12 2022 lúc 9:33

tham khao :Gợi ý:
- Mở đoạn: Giới thiệu tác giả
- tác phẩm và chủ đề của đoạn thơ.
- Thân đoạn: + Bức tranh thứ nhất: . "đêm vàng": đêm trăng sáng, ánh trăng hòa vào dòng suối như tan ra.
. Con hổ " say mồi" sau bữa ăn no hay đang say sưa ngắm cảnh đẹp đêm trăng.
. Câu hỏi tu từ bắt đầu "nào đâu" gợi nhắc một quá khứ tươi đẹp.
=> Con hổ hiện lên như một thi sĩ trong đêm trăng đẹp

Bình luận (0)
Đặng Thanh Thủy
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Việt
22 tháng 2 2016 lúc 13:40

 

MUỐN LÀM THẰNG CUỘI

(Tản Đà)

 

 

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Về tác giả:

Tản Đà (1889-1939) tên khai sinh là Nguyễn Khắc Hiếu, quê ở làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây (nay là huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây).

Tản Đà xuất thân là nhà nho, từng hai phen lều chõng đi thi nhưng không đỗ. Sau đó ông chuyển sang sáng tác văn chương và sớm nổi tiếng, nhất là những năm 20 của thế kỉ XX.

Tác phẩm chính của Tản Đà: Khối tình con I, II (thơ), Giấc mộng con I (tiểu thuyết), Thề non nước (tiểu thuyết), Giấc mộng con II (du kí), Giấc mộng lớn (tự truyện),...

2. Về tác phẩm:

a) Bài thơ Muốn làm thằng Cuội được viết theo thể thất ngôn bát cú - một thể thơ thường được sử dụng để thể hiện những nội dung trang trọng. Tuy nhiên, giọng điệu ngông nghênh và tư tưởng bất đắc dĩ của tác giả lại trái ngược với tính chất của thể thơ này.

b) Nhan đề của bài thơ đã cho thấy giọng điệu ngông nghênh, bất đắc chí của nhà thơ: muốn ở đây như một nhu cầu bức xúc, chẳng cần giấu giếm, vòng vo. Nhưng muốn cái gì? Muốn làm cuộithì đích thực là muốn thoát lên trên rồi. ước vọng lên trên thơ mộng thế mà nói tựa như là muốn ăn, muốn uống, muốn ngủ... thật là thành thực!

c) "Ngông" được hiểu là làm những việc vượt trội lên so với bình thường. Ngông cũng có nghĩa là chơi trội, gây cho người ta phải chú ý.

Cái ngông thể hiện trong bài thơ này là tác giả muốn đi ra khỏi trái đất để lên cung trăng ở chơi với chị Hằng. Hơn thế nữa, nhà thơ lại muốn chị coi mình như là một người bầu bạn. Cách lên trời, lên trăng của Tản Đà cũng bộc lộ chất ngông: chị Hằng sẽ chì cành đa xuống và Tản Đà sẽ bám vào đó mà lên. Tản Đà rất tự tin, coi rằng mình lên cung trăng sẽ làm cho chị Hằng không còn lẻ loi, không bị buồn tủi. Ý định cùng chị Hằng "mỗi năm rằm tháng tám, Tựa nhau trông xuống thế gian cười" cũng là thể hiện cái ngông của thi sĩ.

d) Câu kết bài thơ là hình ảnh "Tựa nhau trông xuống thế gian cười". Hình ảnh này thể hiện sự lãng mạn và cái ngông của Tản Đà. Cái ngông của Tản Đà trong bài thơ này là một hình thức ứng xử vốn nằm trong cốt cách của nhà nho tài tử trong thơ truyền thống. Song, như chúng ta đã thấy, cái ngông ấy lại là thái độ của Tản Đà đối với xã hội ta những năm đầu thế kỉ XX; bộc lộ một nguồn xúc cảm mới, đầy cá tính đa tình, phóng túng. Cái mơ mộng thành ra cái ngông thì quả là đậm chất riêng của Tản Đà.

II. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG

Trước hết, trong bài thơ, cái "ngông" của Tản Đà được thể hiện trên nhiều phương diện, từ đề bài (muốn làm thằng Cuội) đến thể loại (lấy thể thơ trang trọng để thể hiện tư tưởng ngỗ ngược) và những từ ngữ, hình tượng cụ thể trong bài thơ.

Thứ hai, tác phẩm là lời tâm sự kín đáo của một người bất hoà sâu sắc với xã hội đương thời, muốn tránh xa, muốn vượt hẳn lên trên để cất lên tiếng cười ngạo nghễ.

 

Với giọng thơ này, mặc dù được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật nhưng không nên đọc bằng giọng trang trọng mà ngược lại, phải rất linh hoạt. Chú ý những từ ngữ theo phong cách khẩu ngữ dân gian như: Buồn lắm, chán nửa rồi, ngồi đó chửa, nhấc lên chơi...

 

Bình luận (0)
Nguyễn Văn Sang
15 tháng 12 2017 lúc 18:28
Soạn bài: Muốn làm thằng Cuội

Bố cục:

- Câu 1, 2 : Tâm trạng trước cuộc sống thực tại.

- Câu 3, 4 và 5, 6 : Ước muốn nhà thơ.

- Hai câu cuối : Cảm xúc khi xuống thế gian.

Câu 1 (trang 156 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Tản Đà chán trần thế vì bế tắc, bất hòa sâu sắc với xã hội. Xã hội ta thời đó tù hãm, uất ức, đất nước mất chủ quyền những kẻ hãnh tiến thi nhau ganh đua. Ông buồn vì phận tài hoa mà lận đận, không đủ sức thay đổi hiện thực bi kịch.

Câu 2 (trang 156 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

- “Ngông” là thái độ bất cần đời, là dám làm điều trái lẽ thường, không sợ lời đàm tiếu, đó là thái độ phóng túng coi thường khuôn phép trói buộc cá tính.

- Cái ngông của Tản Đà chính là ước muốn làm thằng Cuội, muốn lên Cung Trăng, những ước muốn người thường không dám mơ tới. Cảnh tượng vẽ ra chị Hằng cùng nhà thơ bầu bạn, trò chuyện gió mây, mọi thứ đều như hư ảo.

Câu 3 (trang 156 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Hình ảnh cuối bài thơ là cái cười. Cái cười ở đây là cái cười mãn nguyện khi thoát li được trần thế, khi thỏa mãn ước vọng làm thằng Cuội. Cười ở đây cũng là cười chế giễu cuộc đời trần tục đầy xấu xa, chật hẹp với tâm hồn thi sĩ.

Câu 4 (trang 156 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Những yếu tố nghệ thuật tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ :

- Sự bay bổng của một tâm hồn thi sĩ lãng mạn.

- Thể thơ thất ngôn bát cú mà lời thơ tự nhiên, giản dị, phóng khoáng.

- Giọng điệu khi than thở, khi cầu xin, khi đắc ý làm bài thơ vui tươi, linh hoạt.

Luyện tập

Câu 1 (trang 157 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Phép đối cặp câu 3 – 4 và 5 – 6 :

- Câu 3 – 4 : đối về hình ảnh và về lời : cung quế - cành đa ; đã ai ngồi đó chửa – xin chị nhắc lên chơi.

- Câu 5 – 6 : đối về ý là chính.

Câu 2 (trang 157 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): So sánh với bài thơ Qua Đèo Ngang :

+ Ngôn ngữ trong Qua Đèo Ngang trang trọng, cổ điển còn trong Muốn làm thằng Cuộilại tự nhiên, giản dị hơn.

+ Giọng điệu : Qua Đèo Ngang mang giọng buồn thương man mác, Muốn làm thằng Cuội lại thể hiện một giọng ngông nghênh, hóm hỉnh.

Bình luận (0)
Thời Sênh
10 tháng 12 2018 lúc 22:33

Thể loại

Thất ngôn bát cú Đường luật

Bố cục

+ Hai câu đề: cuộc sống trần gian nhàm chán, buồn tẻ

+ Hai câu thực: Cõi mộng tưởng của tác giả

+ Hai câu luận: Ước mơ thoát li khỏi thực tại

+ Hai câu kết: Viễn cảnh cuộc sống hạnh phúc

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 156 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

Tiếng than và lời tâm sự của Tản Đà với chị Hằng do tâm trạng chán trần thế;

+ Sống trong xã hội thực dân phong kiến tàn tác, bất nhân

+ Mang nỗi nhục mất nước, nỗi buồn vì bản thân rơi vào cảnh long đong, lận đạn, bế tắc

+ Tản Đà vốn phóng túng, lãng mạn không bằng lòng với cuộc sống tù túng đó.

+ Bản thân ông không đủ sức thay đổi thực tại bi kịch.

=> Lời giãi bày của người lạc lõng trước thời cuộc, luôn bất hòa với thực tại nhàm chán.

Câu 2 ( trang 156 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

- Từ "ngông" được hiểu:

+ Những việc làm lớn, vượt trội hơn so với người bình thường

+ Chơi trội, dám làm trái lẽ thường, không sợ bị chê cười, thái độ phóng khoáng, coi thường khuôn phép.

- Cái "ngông" của Tản Đà trong ước muốn được làm thằng Cuội:

+ Muốn thoát khỏi trần buồn chán, xấu xa để lên cõi mộng

+ Xưng hô suồng sã với chị Hằng, muốn được chị coi là bạn

+ Cách lên trời, lên trăng bộc lộ chất "ngông": muốn chị Hằng ghì cành đa xuống.

+ Câu 3 là sự ướm hỏi thì câu 4 Tản Đà tự tin về bản thân, khi lên cung quế sẽ làm cho chị Hằng bớt lẻ loi, buồn tủi.

=> Tản Đà một hồn thơ "ngông" giữa cái tỉnh và cái điên, giữa cõi thực và cõi mơ thể hiện cá tính, thái độ sống của ông trước cuộc đời đầy bất công, ô trọc. Phía sau cái "ngông" của ông là nhân cách hơn người.

Câu 3 ( trang 156 sgk Ngữ văn 8 tập 1)

- Câu thơ cuối bài là sự kết hợp hoàn hảo giữa cái "ngông" và lãng mạn của Tản Đà. Câu thơ phản ánh khao khát thoát tục để giữ thiên lương.

- Cái "cười" ở đây của Tản Đà được mang nhiều ý nghĩa

+ Cười thể hiện niềm vui được thỏa mãn mơ ước lên cõi mộng tưởng

+ Cười vì nhà thơ thấy thế gian ông từ bỏ vẫn là trần tục tầm thường, buồn chán

+ Cười thể hiện sự mỉa mai, giễu cợt khi Tản Đà ở vị trí cao hơn cõi trần ông đang sống.

Câu 4 ( trang 156 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

- Yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ nằm ở:

+ Trí tưởng tượng sáng tạo, bay bổng của nhà thơ

+ Cảm xúc dồi dào, ngòi bút phóng khoáng đã tạo ra cuộc trò chuyện tưởng tượng lý thú, hấp dẫn

+ Thái độ sống "ngông" của tác giả tạo ra giọng điệu ngang tàng khác thường

+ Có những cách tân mới khi thể hiện cái "tôi"- khác với thơ Đường cổ điển.

Luyện tập

Bài 1 (trang 157sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

- Luật thơ Đường, các cặp câu 3- 4 và 5- 6 bắt buộc phải đối nhau. Trong bài câu 3- 4 đối nhau

+ Về hình ảnh: cung quế- cành đa

+ Về hành động: ngồi- nhắc

+ Đối về ý tứ: thăm dò-đề nghị

Câu 5- 6 đối về ý: bầu bạn- gió mây, tủi- vui

Phép đối trong 4 câu thơ trên nhẹ nhàng, ý vị, làm nổi bật được ước muốn được thoát khỏi những điều tầm thường nhàm chán của thế tục đang diễn ra.

Bài 2 (trang 157 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

-Bài Qua Đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan:

+ Ngôn ngữ: sử dụng nhiều từ láy, từ tượng hình và lối chơi chữ từ đồng âm

+ Giọng điệu: trầm buồn, trang nhã tạo nét buồn bâng khuâng

- Bài thơ Muốn làm thằng Cuội của Tản Đà

+ Ngôn ngữ: bình dị, gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày.

+ Giọng điệu: nhẹ nhàng, trữ tình, pha chút hóm hỉnh, ngông nghênh

Nội dung chính

Bài thơ nói lên tâm sự của người luôn muốn thoát li khỏi xã hội tầm thường, tẻ nhạt bằng mộng tưởng lên cung trăng làm bạn với chị Hằng.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
12 tháng 11 2019 lúc 3:40

* Hai câu thơ đầu này là tiếng than và lời tâm sự của Tản Đà với chị Hằng trong một đêm thu. Tác giả đem nỗi buồn ấy tâm sự với một người bạn rất đặc biệt chị Hằng – khoảng cách xa vời nhưng có lẽ đó là người bạn cùng chung nỗi niềm cô đơn với tác giả.

* Nguyên nhân của nỗi buồn:

- Nỗi buồn của Tản Đà là do sự cộng hưởng của nỗi buồn đêm thu với nỗi chán đời, chán trần thế. Nỗi buồn đêm thu là cái buồn thường tình của thi sĩ.

- Nỗi chán đời, chán trần thế là căn nguyên sâu xa của nỗi buồn Tản Đà. Sự chán chường trần thế vì cuộc sống bế tắc, tù túng của xã hội thực dân phong kiến bóp nghẹt sự sống của con người. Thân phận người dân nô lệ làm sao mà vui được mà không chán - chán còn bởi vì Tản Đà mang một niềm đau riêng tài cao nhưng phận thấp.

- Vì không đủ sức để thay đổi hiện thực bi kịch ấy nên ông muốn thoát ra khỏi nó, muốn làm thằng Cuội lên chơi trăng.

Bình luận (0)
NLCD
Xem chi tiết
HUY Nguyễn
Xem chi tiết
minh nguyet
1 tháng 11 2021 lúc 20:04

Em tham khảo:

Đập đá ở Côn Lôn:

Phan Châu Trinh (1872-1926) là một trong những chí sĩ cách mạng nổi tiếng đầu thế kỷ XX. Ông là một tấm gương sáng trong phong trào Duy Tân đầu thế kỷ 20. Ông là một nhà nho yêu nước có nhiều suy nghĩ tiến bộ. Có thể xem ông chính là người có tư tưởng dân chủ sớm nhất trong số các nhà nho yêu nước tiến bộ đầu thế kỷ. Ôi! Bài thơ Đập đá ở Côn Lôn thật hay và ý nghĩa. Bài thơ Đập đá ở Côn Lôn làm trong thời gian ông bị đày ở đảo Côn Lôn thể hiện khí phách quật cường, một bản lĩnh ngang tầm với dũng sĩ thần thoại. Đập đá ở Côn Lôn và Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông là hai bài thơ của hai nhà nho yêu nước tiêu biểu trong phong trào cách mạng những năm đầu thế kỷ XX. Qua đó chúng ta nhận ra cái mạch chảy dào dạt của chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng trong truyền thống dân tộc Việt Nam. Rồi đây cái mạch nguồn ấy lại bừng lên thành những đợt sóng mãnh liệt và thể hiện trong văn học kháng chiến chống Mỹ, chống Pháp, đúng không?

Muốn làm thằng Cuội: 

Tản Đà - Nguyễn Khắc Hiếu xuất hiện trên văn đàn Việt Nam những năm đầu thế kỷ với một cá tính độc đáo: một nhà thơ của sầu và mộng, ngông và đa tình. Bài thơ Muốn làm thằng Cuội đã thể hiện rất rõ cá tính ấy của ông.Bài thơ Muốn làm thằng Cuội in trong tập Khối tình con (1916). Mặc dù tác phẩm được làm theo thể thất ngôn bát cú Đường luật song người đọc sẽ thấy ở đây, dưới cái hình thức còn là của thơ cổ ấy những dấu hiệu mới mẻ của cảm xúc. Tâm sự của nhà thơ ở một thời đại mới đã khiến cho cái hình thức thơ cũ có chiều hướng giảm nhẹ đi tính trang trọng, mực thước. Sự giản dị, trong sáng gần với khẩu ngữ tự nhiên làm nên nét duyên của bài thơ này.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
22 tháng 7 2019 lúc 1:52

Chọn đáp án: B

Bình luận (0)
Cuồng Sơn Tùng M-tp
Xem chi tiết
O=C=O
20 tháng 1 2018 lúc 20:56

Bài thơ có sức hấp dẫn do lời thơ tự nhiên, giản dị, có nhiều hình ảnh bắt nguồn từ trong các tác phẩm dân gian hoặc các điển tích thông dụng, do tình thơ buồn chán mà chân thành.Vì sao Tản Đà lại có cái ngông, lại thể hiện cái ngông đó trong thơ mình? Có lẽ đây là một cách phản ứng lại với cuộc sống. Nó gắn liền với cá tính phóng túng của nhà thơ. Nó tạo cho thơ ông có một giọng điệu khác thường.Bài thơ hấp dẫn người đọc trước tiên do lời thơ giản dị, tự nhiên. Có câu như một tiếng than, có câu lại như một lời hỏi. Câu nào cũng không thấy dấu vết đẽo gọt của bàn tay thơ nhưng câu nào cũng điêu luyện.

Bình luận (0)
Khiết Nguyệt
20 tháng 1 2018 lúc 21:15

Tản Đà - Nguyễn Khắc Hiếu xuất hiện trên văn đàn Việt Nam những năm đầu thế kỷ với một cá tính độc đáo: một nhà thơ của sầu và mộng, ngông và đa tình. Bài thơ Muốn làm thằng Cuội đã thể hiện rất rõ cá tính ấy của ông.

Bài thơ Muốn làm thằng Cuội in trong tập Khối tình con (1916). Mặc dù tác phẩm được làm theo thể thất ngôn bát cú Đường luật song người đọc sẽ thấy ở đây, dưới cái hình thức còn là của thơ cổ ấy những dấu hiệu mới mẻ của cảm xúc. Tâm sự của nhà thơ ở một thời đại mới đã khiến cho cái hình thức thơ cũ có chiều hướng giảm nhẹ đi tính trang trọng, mực thước. Sự giản dị, trong sáng gần với khẩu ngữ tự nhiên làm nên nét duyên của bài thơ này.

Ngay từ nhan đề của bài thơ đã cho thấy một giọng điệu suồng sã, như là đã giải tỏa được một nhu cầu nói thật, thẳng thắn của nhà thơ và cũng lại cho thấy cái ngông nghênh, bất đắc chí: muốn ở đây như một nhu cầu bức xúc, chẳng cần giấu giếm, vòng vo. Nhưng muốn cái gì? Muốn làm cuội thì đích thực là muốn thoát lên trên rồi. ước vọng lên trên thơ mộng thế mà nói tựa như là muốn ăn, muốn uống, muốn ngủ... thật là thành thực!

Và, nếu muốn thoát tục, lên trên thì thiếu gì những hình mẫu tiên để ước sao cứ phải là thằng Cuội? Thằng chứ không phải chú - cũng là một kiểu nói ngông.

Thế thì chính là thi sĩ đa tình này muốn lên cung trăng rồi!

Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi,

Trần thế em nay chán nửa rồi!

Chị Hằng thì phải ở cung trăng chứ còn gì nữa! Thì ra thi sĩ của chúng ta muốn làm thàng Cuội để tâm sự cùng chị Hằng Nga xinh đẹp. Hai câu mở đầu bài thơ như một tiếng kêu than. Chẳng cần phải mượn cái khác để diễn tả nỗi buồn trong lòng mình, thi sĩ bộc bạch ngay nỗi lòng mình. Hai chữ buồn lắm thật chân thành. Thi sĩ chỉ lòng mình ra trong tiếng gọi tha thiết. Ta thường gặp trong thơ Tản Đà một vẻ buồn chán, cái buồn lan trùm tất cả. Vì buồn lắm như thế nên thi sĩ mới "muốn làm thằng Cuội . Nhưng không phải là cái buồn vô cớ, càng không phải kiếm cớ buồn đẽ được lên tiên. Cái buồn ở đây là cái buồn đời, buồn chán cuộc đời tối tăm, đen bạc, đảo điên. Không ít lần Tản Đà kêu chán đời: "Đời đáng trách biết thôi là đủ - Sự chán đời xin nhủ lại tri âm", "Gió gió mưa mưa đã chán phèo - Sự đời nghĩ đến lại buồn teo"... Sống trong bối cảnh xã hội thực dân nửa phong kiến những năm đầu thế kỉ XX, chẳng phải chỉ riêng Tản Đà buồn chán. Không khí tù hãm, u uất của một dân tộc bị mất nước bao trùm hết thảy, đè nặng tâm trí con người, nhất lại là những con người nhạy cảm như thi nhân. Tâm trạng buồn chán là tâm trạng của thời đại. Có trăm ngàn vẻ buồn khác nhau song đều thấy điểm chung là sự bế tắc trước thực tại cuộc đời, từ đó mà sinh ra chán nản, bất mãn đối với thời cuộc.

Cái buồn của Tản Đà cũng bắt nguồn từ đấy. Và thế là thi sĩ tìm lối thoát bằng cách thoát li khỏi cuộc đời, sống trong một thế giới khác, thế giới mộng mơ, thần tiên. Thi nhân gọi trăng là chị, xưng với trăng là em thì vừa là muốn thân tình, gần gũi để giãi bày, vừa là chơi ngông. Bốn câu thơ tiếp càng thể hiện cái ngông của Tản Đà:

Cung quế đã ai ngồi đó chửa?

Cành đa xin chị nhắc lên chơi

Ngông thực chất là một thái độ ứng xử đối với cuộc đời, một biểu hiện khác của sự chán ngán, bất mãn với thời cuộc. Phải là người yêu đời lắm, tha thiết với cuộc sống lắm thì mới tỏ ra buồn chán đến bất hòa trước cuộc đời đang rối ren, đen tối như thế. Câu 3 của bài thơ là lời ướm hỏi, rồi đến câu 4 là lời đề nghị. Nấu Cung quế chưa có ai thì chị cũng buồn, cũng cô đơn lắm nên hãy để em lên chơi cùng, em đỡ buồn mà chị cũng bớt cô đơn. Tính từ đây mà cũng ngang tàng đấy! Xin chị đừng từ chối nhé, bởi vì em có lí lẽ đây này:

Có bầu có bạn, cùng tri kỷ

Cùng gió cùng mây, thế mới vui.

Cái lí của thi nhân thật là thuyết phục. Song trong sự thuyết phục để thoát li, xa lánh trần thế ấy chúng ta thấy một thực trạng buồn vắng, cô đơn của tâm hồn thi sĩ. Vốn đa tình đa cảm nên thi nhân luôn luôn có khát vọng được người tri kỉ, mà cõi trần thì "Chung quanh những đá cùng cây; Biết người tri kỉ nơi đâu mà tìm". Cái vui của thi nhân là cái vui được tâm giao, tâm đồng. Gió, mây thơ mộng được không nếu chẳng có bầu có bạn". Khát vọng lên trên, lánh đời ở đây thực ra là một cách bộc lộ khao khát đồng cảm, tri âm trong cuộc đời của Tản Đà. Và cái cách ở đây là ngông. Chưa hết, thi nhân còn vẽ ra viễn cảnh:

Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám

Tựa nhau trông xuống thế gian cười

Lãng mạn hết mức, tưởng tượng ra cảnh "tựa nhau" cùng chị Hằng thì quả là cái ngông đã đến đỉnh điểm. Tác giả hạ chữ cười ở cuối bài thật đắt. Cười ở đây chứng tỏ cái hả hê thỏa mãn khi trong ước vọng được thoát tục, rồi bỏ được trần ai mà lên tiên. Cười còn là thái độ mỉa mai, khinh khi cái cuộc đời đang đầy những sầu khổ, cô đơn dưới kia. Cười thách thức. Cười ngông.

Bài thơ tuân thủ khuôn mẫu của một bài thất ngôn bát cú Đường luật cổ điển. Nhưng nguồn cảm xúc tự nhiên, không chừng bay bổng đã tự tìm đến những lời thơ tựa như lời nói hàng ngày: "buồn lắm chị Hằng ơi", "em nay chán nửa rồi", "đã ai ngồi đây chưa", "xin chị nhắc lên chơi", "thế mới vui", "tựa nhau trông xuống thế gian cười"; xưng hô khẩu ngữ (chị - em) tự nhiên, không đẽo gọt cầu kì và ngữ điệu biểu hiện đa dạng (ơi, rồi, đó chửa, xin, thế mới). Lên tiên, thoát tục là thi đề quen thuộc trong thơ cổ, ở đây cái không mới ấy đã được làm mới bằng giọng điệu, bằng lời thơ.

Cái ngông của Tản Đà trong bài thơ này là một hình thức ứng xử vốn nằm trong cốt cách của nhà nho tài tử trong thơ truyền thống. Song, như chúng ta đã thấy, cái ngông ấy lại là thái độ của Tản Đà đối với xã hội ta những năm đầu thế kỉ XX, bộc lộ một nguồn xúc cảm mới, đầy cá tính đa tình, phóng túng. Cái mơ mộng thành ra cái ngông thì quả là đậm chất riêng của Tản Đà.

Bình luận (0)
Nguyễn Hải Đăng
20 tháng 1 2018 lúc 21:57

Tản Đà - Nguyễn Khắc Hiếu xuất hiện trên văn đàn Việt Nam những năm đầu thế kỷ với một cá tính độc đáo: một nhà thơ của sầu và mộng, ngông và đa tình. Bài thơ Muốn làm thằng Cuội đã thể hiện rất rõ cá tính ấy của ông.

Bài thơ Muốn làm thằng Cuội in trong tập Khối tình con (1916). Mặc dù tác phẩm được làm theo thể thất ngôn bát cú Đường luật song người đọc sẽ thấy ở đây, dưới cái hình thức còn là của thơ cổ ấy những dấu hiệu mới mẻ của cảm xúc. Tâm sự của nhà thơ ở một thời đại mới đã khiến cho cái hình thức thơ cũ có chiều hướng giảm nhẹ đi tính trang trọng, mực thước. Sự giản dị, trong sáng gần với khẩu ngữ tự nhiên làm nên nét duyên của bài thơ này.

Ngay từ nhan đề của bài thơ đã cho thấy một giọng điệu suồng sã, như là đã giải tỏa được một nhu cầu nói thật, thẳng thắn của nhà thơ và cũng lại cho thấy cái ngông nghênh, bất đắc chí: muốn ở đây như một nhu cầu bức xúc, chẳng cần giấu giếm, vòng vo. Nhưng muốn cái gì? Muốn làm cuội thì đích thực là muốn thoát lên trên rồi. ước vọng lên trên thơ mộng thế mà nói tựa như là muốn ăn, muốn uống, muốn ngủ... thật là thành thực!

Và, nếu muốn thoát tục, lên trên thì thiếu gì những hình mẫu tiên để ước sao cứ phải là thằng Cuội? Thằng chứ không phải chú - cũng là một kiểu nói ngông.

Thế thì chính là thi sĩ đa tình này muốn lên cung trăng rồi!

Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi,

Trần thế em nay chán nửa rồi!

Chị Hằng thì phải ở cung trăng chứ còn gì nữa! Thì ra thi sĩ của chúng ta muốn làm thàng Cuội để tâm sự cùng chị Hằng Nga xinh đẹp. Hai câu mở đầu bài thơ như một tiếng kêu than. Chẳng cần phải mượn cái khác để diễn tả nỗi buồn trong lòng mình, thi sĩ bộc bạch ngay nỗi lòng mình. Hai chữ buồn lắm thật chân thành. Thi sĩ chỉ lòng mình ra trong tiếng gọi tha thiết. Ta thường gặp trong thơ Tản Đà một vẻ buồn chán, cái buồn lan trùm tất cả. Vì buồn lắm như thế nên thi sĩ mới "muốn làm thằng Cuội . Nhưng không phải là cái buồn vô cớ, càng không phải kiếm cớ buồn đẽ được lên tiên. Cái buồn ở đây là cái buồn đời, buồn chán cuộc đời tối tăm, đen bạc, đảo điên. Không ít lần Tản Đà kêu chán đời: "Đời đáng trách biết thôi là đủ - Sự chán đời xin nhủ lại tri âm", "Gió gió mưa mưa đã chán phèo - Sự đời nghĩ đến lại buồn teo"... Sống trong bối cảnh xã hội thực dân nửa phong kiến những năm đầu thế kỉ XX, chẳng phải chỉ riêng Tản Đà buồn chán. Không khí tù hãm, u uất của một dân tộc bị mất nước bao trùm hết thảy, đè nặng tâm trí con người, nhất lại là những con người nhạy cảm như thi nhân. Tâm trạng buồn chán là tâm trạng của thời đại. Có trăm ngàn vẻ buồn khác nhau song đều thấy điểm chung là sự bế tắc trước thực tại cuộc đời, từ đó mà sinh ra chán nản, bất mãn đối với thời cuộc.

Cái buồn của Tản Đà cũng bắt nguồn từ đấy. Và thế là thi sĩ tìm lối thoát bằng cách thoát li khỏi cuộc đời, sống trong một thế giới khác, thế giới mộng mơ, thần tiên. Thi nhân gọi trăng là chị, xưng với trăng là em thì vừa là muốn thân tình, gần gũi để giãi bày, vừa là chơi ngông. Bốn câu thơ tiếp càng thể hiện cái ngông của Tản Đà:

Cung quế đã ai ngồi đó chửa?

Cành đa xin chị nhắc lên chơi

Ngông thực chất là một thái độ ứng xử đối với cuộc đời, một biểu hiện khác của sự chán ngán, bất mãn với thời cuộc. Phải là người yêu đời lắm, tha thiết với cuộc sống lắm thì mới tỏ ra buồn chán đến bất hòa trước cuộc đời đang rối ren, đen tối như thế. Câu 3 của bài thơ là lời ướm hỏi, rồi đến câu 4 là lời đề nghị. Nấu Cung quế chưa có ai thì chị cũng buồn, cũng cô đơn lắm nên hãy để em lên chơi cùng, em đỡ buồn mà chị cũng bớt cô đơn. Tính từ đây mà cũng ngang tàng đấy! Xin chị đừng từ chối nhé, bởi vì em có lí lẽ đây này:

Có bầu có bạn, cùng tri kỷ

Cùng gió cùng mây, thế mới vui.

Cái lí của thi nhân thật là thuyết phục. Song trong sự thuyết phục để thoát li, xa lánh trần thế ấy chúng ta thấy một thực trạng buồn vắng, cô đơn của tâm hồn thi sĩ. Vốn đa tình đa cảm nên thi nhân luôn luôn có khát vọng được người tri kỉ, mà cõi trần thì "Chung quanh những đá cùng cây; Biết người tri kỉ nơi đâu mà tìm". Cái vui của thi nhân là cái vui được tâm giao, tâm đồng. Gió, mây thơ mộng được không nếu chẳng có bầu có bạn". Khát vọng lên trên, lánh đời ở đây thực ra là một cách bộc lộ khao khát đồng cảm, tri âm trong cuộc đời của Tản Đà. Và cái cách ở đây là ngông. Chưa hết, thi nhân còn vẽ ra viễn cảnh:

Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám

Tựa nhau trông xuống thế gian cười

Lãng mạn hết mức, tưởng tượng ra cảnh "tựa nhau" cùng chị Hằng thì quả là cái ngông đã đến đỉnh điểm. Tác giả hạ chữ cười ở cuối bài thật đắt. Cười ở đây chứng tỏ cái hả hê thỏa mãn khi trong ước vọng được thoát tục, rồi bỏ được trần ai mà lên tiên. Cười còn là thái độ mỉa mai, khinh khi cái cuộc đời đang đầy những sầu khổ, cô đơn dưới kia. Cười thách thức. Cười ngông.

Bài thơ tuân thủ khuôn mẫu của một bài thất ngôn bát cú Đường luật cổ điển. Nhưng nguồn cảm xúc tự nhiên, không chừng bay bổng đã tự tìm đến những lời thơ tựa như lời nói hàng ngày: "buồn lắm chị Hằng ơi", "em nay chán nửa rồi", "đã ai ngồi đây chưa", "xin chị nhắc lên chơi", "thế mới vui", "tựa nhau trông xuống thế gian cười"; xưng hô khẩu ngữ (chị - em) tự nhiên, không đẽo gọt cầu kì và ngữ điệu biểu hiện đa dạng (ơi, rồi, đó chửa, xin, thế mới). Lên tiên, thoát tục là thi đề quen thuộc trong thơ cổ, ở đây cái không mới ấy đã được làm mới bằng giọng điệu, bằng lời thơ.

Cái ngông của Tản Đà trong bài thơ này là một hình thức ứng xử vốn nằm trong cốt cách của nhà nho tài tử trong thơ truyền thống. Song, như chúng ta đã thấy, cái ngông ấy lại là thái độ của Tản Đà đối với xã hội ta những năm đầu thế kỉ XX, bộc lộ một nguồn xúc cảm mới, đầy cá tính đa tình, phóng túng. Cái mơ mộng thành ra cái ngông thì quả là đậm chất riêng của Tản Đà.

Bình luận (0)